Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
Hội, đoàn thể
UBND huyện, thị xã
KẾ HOẠCH Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024
Ngày cập nhật 15/02/2024

Thực hiện Kế hoạch số 278/KH-UBND ngày 27/12/2023 của UBND huyện về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024; Trên cơ sở kế hoạch giảm nghèo bền vững xã Quảng Phú giai đoạn 2021-2025, UBND xã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn xã, cụ thể như sau:

 

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo bền vững trong những năm qua, năm 2024 tiếp tục thực hiện có mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới;  chú trọng giảm nghèo hộ có thành viên là những người trong độ tuổi có khả năng lao động, vận động thân nhân gia đình, các tổ chức, cơ quan đơn vị hỗ trợ thêm phần thu nhập cho hộ nghèo là người cao tuổi, người đang hưởng BTXH để cải thiện thu nhập giúp họ có đời sống vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống và nhằm giảm số lượng hộ nghèo ở đối tượng này.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu giảm 14-16 hộ nghèo, giảm tỷ lệ 0,5% và giảm từ 25-30 hộ cận nghèo, tỷ lệ nghèo đa chiều toàn xã dưới 2,5 %.

- Phấn đấu các hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh đều được vay vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng Chính sách xã hội huyện; các lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong độ tuổi lao động có sức khỏe, có nhu cầu đều được hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

Đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, ưu tiên hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ; Phạm vi được thực hiện trên phạm vi toàn xã.

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân

- Làm tốt công tác tuyên truyền với nhiều hình thức để người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, các gương thoát nghèo; ưu tiên hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo được tiếp cận và hưởng thụ văn hóa, thông tin. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

2. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

Ngoài các chương trình, dự án và chính sách giảm nghèo theo quy định. Đẩy mạnh công tác XHH kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức cá nhân hỗ trợ thêm thu nhập cho hộ nghèo, lồng ghép và thực hiện có hiệu quả nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án và các chương trình khác hướng vào mục tiêu giảm nghèo bền vững.

3. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện Chương trình giảm nghèo.

Tuyên truyền đầy đủ tới người dân các chủ trương, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo bền vững, bảo đảm tính công khai, dân chủ và minh bạch. Động viên mọi người dân phát huy nội lực, tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo; Tăng cường sự tham gia của người dân, lấy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn.  

 4. Tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản.

Không ngừng quan tâm đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, hộ nghèo; thực hiện cung cấp, chi trả các dịch vụ y tế, giáo dục, dạy nghề, vay vốn... đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, đảm bảo kịp thời và đầy đủ quyền lợi để người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội; tăng cường nâng cao chất lượng các dịch vụ và bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ thiết thực liên quan đến đời sống người dân.

5.   Điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch

Xây dựng kế hoạch giảm nghèo; tổ chức điều tra, rà soát và công nhận hộ nghèo, cận nghèo trên cơ sở được huyện phê duyệt; huy động nguồn lực tại chỗ, triển khai thực hiện các chính sách, dự án trên địa bàn; Huy động các tổ chức Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, các đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh xã ... cùng tham gia hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn vươn lên thoát nghèo.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

 

1.Chính sách hỗ trợ về giáo dục đào tạo

- Tiếp tục tuyên truyền lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo tham gia đào tạo nghề nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng trong phát triển sản xuất, chăn nuôi, nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên nhất là sinh viên nghèo, sinh viên thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

2. Hỗ trợ về y tế, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường thông tin

Trên cơ sở Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND ngày 21/8/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định các chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023-2025 cụ thể:

- Hỗ trợ đóng BHYT cho hộ cận nghèo 100% (trong đó, ngân sách tỉnh 30%, ngân sách Trung ương 70%); Riêng hộ thoát nghèo, đồng thời thoát cận nghèo được hỗ trợ 50% từ ngân sách tỉnh.

- Hỗ trợ xây mới, sửa chữa cho hộ nghèo đăng ký thoát nghèo bền vững với mức 40 triệu đồng xây mới (Trong đó ngân sách tỉnh 30 triệu đồng, huyện 10 triệu đồng và xã hội hoá 20 triệu đồng); Sửa chữa nhà ở 20 triệu đồng (trong đó, Tỉnh 15 triệu đồng, huyện 05 triệu đồng và xã hội hoá 10 triệu đồng).

3. Chính sách hỗ trợ lãi suất ưu đãi:

Ngoài các chính sách trên, làm tốt việc hỗ trợ lãi suất ưu đãi khác cho hộ thoát nghèo bền vững khi vay vốn để sản xuất chăn nuôi, bắt nước sạch, nâng cấp công trình vệ sinh … theo quy định.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

-  Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững lồng ghép các chương trình, dự án từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và từ nguồn xã hội hóa để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

-  Kinh phí thực hiện một số chính sách trực tiếp cho hộ nghèo/người nghèo, hộ cận nghèo/người cận nghèo, hộ mới thoát nghèo: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.     Bộ phận VHXH:

- Công chức phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội: Là bộ phận Thường trực của Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia xã về lĩnh vực giảm nghèo, giúp BCĐ giảm nghèo bền vững xã và Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo, điều hành và thống nhất về công tác giảm nghèo; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân xã về tình hình kết quả thực hiện công tác giảm nghèo chung trong toàn xã theo quy định;  Phối hợp các đơn vị liên quan, trưởng các thôn điều tra, lập danh sách và quản lý đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình trên địa bàn xã. Thực hiện tốt các chính sách cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo quy định.

-  Công chức phụ trách VHTT: Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền trong công tác giảm nghèo bền vững; xây dựng các tin bài, gương người tốt việc tốt, gương điển hình tiêu biểu trong công tác giảm nghèo trên địa bàn xã.

2. Bộ phận Tài chính – ngân sách:   Tiếp nhận, tham mưu, bố trí ngân sách có mục tiêu về giảm nghèo bền vững, tổ chức giám sát, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí giảm nghèo đúng mục đích, có hiệu quả.

3. Công chức phụ trách ĐC- XD-NN: Tiếp nhận các dự án hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo để triển khai có hiệu quả các mô hình giảm nghèo; Lồng ghép chương trình khuyến nông chương trình của ngành với chương trình giảm nghèo nhằm hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo trong sản xuất chăn nuôi phát triển kinh tế.

4. Trưởng trạm Y tế:  Đẩy mạnh công tác truyền thông về kế hoạch hóa gia đình, xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, thực hiện chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh đối với người nghèo, người cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

5. Hiệu trưởng các trường:   Thực hiện chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh diện hộ nghèo, cận nghèo, học sinh khuyết tật; phối hợp với Hội Khuyến học xây dựng cơ chế khuyến học, khuyến tài cho học sinh nghèo.

6. Công chức Tư pháp:   Triển khai Chương trình trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các hỗ trợ pháp lý liên quan đến người nghèo, các đối tượng chính sách khác. Nâng cao năng lực và hiệu quả của các tổ tư vấn trợ giúp pháp lý.

7. Thôn trưởng các thôn:

Tham mưu báo cáo cho chi ủy, chi bộ, huy động cả hệ thống chính trị tổ chức   thực hiện kế hoạch giảm nghèo ở thôn mình, nhất là huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp hỗ trợ cho người nghèo; Làm tốt công tác vận động gia đình, người thân và xã hội hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp cho người cao tuổi, người già cô đơn, khuyết tật thêm phần thu nhập để họ thoát nghèo.

8. Đề nghị UBMTTQVN xã và các đoàn thể:

Tiếp tục làm tốt hơn nữa trong việc vận động sự tham gia của xã hội, cộng đồng trong công tác giảm nghèo; Hướng dẫn các cấp hội, các thôn lồng ghép phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không có hộ nghèo” với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo, phân công các tổ chức đoàn thể từ xã đến thôn chăm lo 01-02 địa chỉ cụ thể hỗ trợ cho người nghèo để họ có điều kiện cải thiện cuộc sống, thoát nghèo bền vững.

Tập tin đính kèm:
Bùi Thị Nhân - Công chức Văn phòng - Thống kê xã
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 125.273
Truy cập hiện tại 125