Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
Hội, đoàn thể
UBND huyện, thị xã
BÁO CÁO Tình hình và kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện Quảng Điền năm 2022
Ngày cập nhật 30/11/2022

BÁO CÁO Tình hình và kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện Quảng Điền năm 2022

I. Tình hình và kết quả thực hiện

          1. Hoạt động công tác chuyển đổi số

1.1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện

          - Trên cơ sở Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 27/5/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, Văn phòng UBND huyện phối hợp các ngành liên quan tiến hành tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT phục vụ công tác chuyển đổi số, phát triển chính quyền số và ứng dụng các dịch vụ đô thị thông minh. Đã ban hành Quyết định số 2228/QĐ-UBND ngày 11/10/2021 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số và dịch vụ đô thị thông minh huyện; Quyết định 2302/QĐ-UBND ngày 12/9/2022 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số và dịch vụ đô thị thông minh huyện Quảng Điền; Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 11/112021 về việc triển khai chương trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số và dịch vụ đô thị thông minh đến năm 2025; Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 22/12/2021 về việc Ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn an ninh thông tin mạng năm 2022 mà một số văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động về công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện.

- Hàng năm, 100% các cơ quan, đơn vị, địa phương đều xây dựng và ban hành kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, chính quyền số; đồng thời tổ chức phổ biến, quan triệt cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị, địa phương biết để nâng cao nhận thức cũng như nêu cao tinh thần trách nhiệm việc ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền số trong công tác lãnh chỉ đạo và thực thi công vụ.

1.2. Công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng chính quyền số

 a) Hiện trang hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực

  * Hạ tầng kỹ thuật:

          - Tỷ lệ máy vi tính đối với cấp xã được kết nối mạng WAN là 100%, kết nối mạng LAN nội bộ là 100%. Tỷ lệ máy vi tính của các cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc UBND huyện được kết nối mạng WAN và mạng LAN là 100%. Tỷ lệ máy tính được trang bị cho cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn cấp huyện là 100% và cấp xã là 100%, tỷ lệ; Đã triển khai 100%  Kế hoạch chuyển đổi IPv6 của tỉnh tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện theo Công văn số 582/UBND ngày 16/3/2022 và Công văn số 1844/UBND ngày 09/8/2022 của UBND huyện.

          - Phòng họp trực tuyến cấp huyện được trang bị hệ thống màn hình Led, hệ thống camera và một số thiết bị phụ trợ khác cơ bản đảm bảo theo yêu cầu của tỉnh đề ra; 12 các cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc UBND huyện và 11 xã, thị trấn đã được trang bị máy tỉnh bảng để phục vụ họp trực tuyến, bên cạnh đó 11 xã, thị trấn đã bố trí phong họp trực tuyến với các trang thiết bị đã được đầu tư như: màn hình tivi 55 in, thiết bị camera và một số thiết bị phụ trợ khác.

          - Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Trung tâm Hành chính công huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã đã được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính, đã triển khai áp dụng đối với các thủ tục hành chính đã được công bố dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên công dịch vụ công của tỉnh. Việc thực hiện thanh toán phí, lệ phí trực tuyến đã được triển khai tại Trung tâm hành chính công huyện, tính đến thời điểm 15/11/2022, đến thời điểm hiên tại có 99% hồ sơ có phát sinh phí đều được thu phí trực tuyến thông qua hình thức quét QR trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.

- Đối với hạ tầng phục vụ công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin: 100% cơ quan, đơn vị, địa phương đã bố trí máy vi tính để lưu trữ, soạn thảo các văn bản bí mật Nhà nước; Tỷ lệ máy vi tính có cài đặt các phần mềm diệt virus BKAV bản quyền khoản 90% ; một số cơ quan đã dùng các thiết bị lưu trữ bên ngoài như: ổ cứng di động, USB …để thực hiện công tác sao lưu dữ liệu định kỳ, nhằm đảm bảo dữ liệu được lưu trữ an toàn.

          * Hiện trạng nguồn nhân lực: Hiện nay, số lượng cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước cấp huyện và UBND các xã, thị trấn đã được qua đào tạo, tập huấn cơ bản về ứng dụng các phần mềm dùng chung của tỉnh và các phần mềm chuyên ngành phục vụ trong công tác thực thi công vụ. Tỷ lệ cán bộ phụ trách Công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương có chứng chỉ tin học cơ bản là 100%.

          b) Công tác chuyển đổi số trong hoạt động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã

          - Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy in, máy scan, máy photocoppy, máy vi tính cơ bản được bố trí đảm bảo phục vụ việc tiếp nhận và trả kết quả  giải quyết thủ tục hành chính cho công dân, tổ chức.

          - Đã triển khai áp dụng dịch vụ Bưu chính công ích cho 100% thủ tục hành chính tiếp nhận tại Trung tâm hành chính công huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kế quả hiện đại cấp xã. Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 15/11/2022, đã tiếp nhận 8447 hồ sơ, trong đó số hồ sơ được tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích: 2445 hồ sơ, chiếm tỉ lệ 75%.

          - Công tác số hóa hồ sơ lên phần mềm đối với các thủ hành chính tại Trung tâm hành chính công và Bộ phận tiếp nhận và trả kế quả hiện đại cấp xã cơ bản đảm bảo. Từ ngày 01/01/2022 đến 15/11/2022. Trung tâm hành chính công huyện đã thực hiện tiếp nhận 8.395 hồ sơ và đã thực hiện số hóa 8.395 hồ sơ, đạt 100% hồ sơ tiếp nhận vào tại TTHCC huyện được số hóa.

          - Công tác triển khai hướng dẫn cho công dân, tổ chức thực hiện việc đánh giá mức độ hài lòng tại Kios tra cứu thông tin đã được một số địa phương thực hiện khá nghiêm túc:  Tất cả hồ sơ mức độ 4, mức độ 3 được lấy ý kiến khảo sát mức độ hài lòng thông qua ứng dụng “Dịch vụ thiết yếu”,“Khảo sát mức độ hài lòng” được tích hợp trên Hue-S và lấy kiến khảo sát trực tuyến tại KIOS của tổ chức, cá nhân khi đến giao dịch, nhận kết quả tại Trung tâm Hành chính công huyện; Kết quả có 95 % người dân, doanh nghiệp hài lòng khi đến giao dịch tại Trung tâm hành chính công huyện.  

          c) Ứng dụng các phần mềm dùng chung của tỉnh trong công tác chỉ đạo và thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện

- Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tổ chức triển khai ứng dụng  nghiêm túc các phần mềm dùng chung của tỉnh và các phần mềm chuyên ngành khác trong công tác chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ.

         - Hiện nay, đã có 11 cơ quan chuyên môn, 05 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện và 11/11 xã, thị trấn đã được Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin Cục cơ yếu (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp tài khoản chữ ký số. 100% cán bộ, công chức, viên chức đã được cấp chữ ký số. Tỷ lệ các văn bản phát hành qua mạng sử dụng chữ ký số đạt gần 100%.

d) Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước trên địa bàn huyện

- Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn đã quan tâm cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn, đạo tạo về CNTT do huyện và các ngành cấp tỉnh tổ chức.

- 100% cơ quan, đơn vị trực thuộc đã có văn bản bố trí, phân công cán bộ, công chức phụ trách về CNTT của cơ quan, đơn vị mình. Tuy nhiên việc triển khai các dự án tin học hóa tại cơ quan, đơn vị của cán bộ, công chức phụ trách về CNTT vẫn còn chậm, thiếu kịp thời, trình độ về CNTT vẫn còn hạn chế.

1.3. Các hoạt động trong Kinh tế số và xã hội số

- Đã phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông triển khai công tác số hóa tại Hợp tác xã Bao La để đưa sản phẩm mây tre đan Bao la lên sàn thương mại điện tử Voso.vn và Posmak.vn; Bên cạnh đó, đã chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp các ngành liên quan đưa thông tin số hóa sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện trong quá trình lập hồ sơ OCOP về du lịch của Hợp tác xã du lịch công đồng Tam Giang năm 2022 và đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đã phối hợp Sở Du lịch hỗ trợ Hợp tác xã du lịch Tam Giang xây dựng Website với tên miền https://dulichngumythanh.vn/ để quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng tại địa phương.

- Đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp các doanh nghiệp viễn thông triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử bán hàng trên TikTok, triển khai giải pháp chợ thông minh tại Trung tâm thương mại huyện và triển khải các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt bằng giải pháp thanh toán QR code cho các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện.

- 100% các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã thực hiện khai báo thuế bằng hồ sơ điện tử. Tỷ lệ doanh nghiệp đã triển khai hóa đơn điện tử là 100%, tỷ lệ hộ kinh doanh cá thể triển khai hóa đơn điện tử 100%.

- Đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng, đến nay, trên địa bàn huyện có 95 tổ đạt tỷ lệ 100%.

- Đã tổ chức chỉ đạo, quán triệt đến 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện tiến cài đặt và sử dụng ứng dụng Hue-S; ứng dụng sổ sức khỏe điện tử, ứng dụng bảo hiểm xã hội “VssID”, ứng dụng định danh điện tử VNeID,...

1.4. Tồn tại, hạn chế

- Lãnh đạo của một số cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn chưa quan tâm đến việc triển khai công tác tuyên truyền và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến ở các cơ quan, đơn vị, địa phương các xã, thị trấn là rất thấp. Tỷ lệ phát sinh hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả thông qu dịch vụ Bưu chính công ích còn thấp so với kế hoạch đề ra.

- Công tác tuyên truyền về chương trình chuyển đổi số vẫn chưa được quan tâm, đại đa số bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về công tác chuyển đối số, xây dựng chính quyền số.

- Một số cơ quan, đơn vị vẫn chưa tập trung khai thác hết các chức năng tạo lập văn bản và phát hành văn bản qua mạng, công tác chỉ đạo, điều hành trong phầm mềm Hồ sơ công việc …dẫn đến hiệu quả mang lại chưa cao.

- Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin vẫn chưa được chú trọng đúng mức, số lượng máy vi tính cài đặt phần mềm diệt virus có bản quyền chiếm tỷ lệ chưa cao. Việc thực hiện cơ chế sao lưu dữ liệu một số cơ quan, đơn vị vẫn chưa được chú trọng.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức thiếu thường xuyên; một số cơ quan bố trí cán bộ phụ trách ứng dụng CNTT thiếu tính ổn định, do đó làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai các hoạt động tin học hóa đạt kết quả không cao.

- Công tác điều tra, khảo sát số liệu đối với các tiêu chí trong xã hội số (người dân có điện thoại thông minh, cài đài ứng dụng Hue-S, thanh toán các dịch vụ điện, nước… không dùng tiền mặt….) là rất khó khăn, dẫn đến việc đưa ra các chỉ tiêu phù hợp trong kế hoạch phát triển về chuyển đổi số của huyện chỉ mang tính ước lượng.

- Các cơ quan, đơn vị địa phương chưa quan tâm đến công tác xây dựng số hóa dữ liệu chuyên ngành, lĩnh vực lên nền tảng chuyển đổi số của tỉnh.

2. Công tác xây dựng mô hình Trung tâm giám sát, điều hành thông minh huyện

2.1. Công tác triển khai dự án

- Thực hiện Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 08/10/2020 của Hội đồng nhân dân huyện Quảng Điền về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh huyện Quảng Điền; UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông (là đơn vị chủ đầu tư) phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành triển khai thực hiện Dự án đảm bảo đúng thời gian, tiến độ đề ra.

- Thời gian triển khai thực hiện Dự án là 02 năm (2021-2022) với các hạng mục đầu tư: Hệ thống camera gián sát ngoài thực địa với 37 vị trí lắp đặt trên tổng số 44 camera (camera giám sát giao thông, camera giám sát an ninh, camera quan sát); Cơ sở vật chất được đầu tư tại Trung tâm giám sát, điều hành thông minh: 06 màn hình Led tấm ghép 55 in dùng để giám sát hệ thống camera ngoài thực địa, 03 máy vi tính và một số thiết bị phụ trợ khác. Đến nay dự án đã hoàn thành và đang chuẩn bị bàn giao Văn phòng UBND huyện để khai thác sử dụng và quản lý.

- Các dịch vụ thông minh đã được triển khai: giám sát xử phạt giao thông; giám sát hệ thống giao thông tại các cử ngõ ra vào huyện.

- Các dự kiến sẽ được triển khai tại Trung tâm giám sát, điều hành thông minh huyện trên cơ sở chia sẽ về hạ tầng và dịch vụ của Trung tâm IOC tỉnh: dịch vụ giám sát hành chính công, dịch vụ giám sát thông tin, báo chí; dịch vụ phản ánh hiện trường Hue-S;  dịch vụ báo cáo kinh tế số.

2.2. Khó khăn, hạn chế

- Để vận hành và khai thác có hiệu quả hoạt động mô hình Trung tâm giám sát, điều hành thông minh huyện, cần phải có đội ngũ vận hành có trình độ, chuyên môn về ứng dụng Công nghệ thông tin;

- Không có văn bản quy định trong việc bố trí nhân lực đối với mô hình Trung tâm giám sát, điều hành thông minh huyện, do đó rất khó khăn trong công tác tham mưu bố trí nguồn nhân lực để làm việc.

3. Hoạt động về phát thanh và trang thông tin điện tử

3.1. Hệ thống Đài truyền thanh

a) Đài Truyền thanh huyện

* Nguồn lực:

- Hiện trạng cơ sở vật chất: Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác xây dựng nội dung chương trình phát thanh và cộng tác viên truyền hình của huyện cơ bản đảm bảo để phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện.

- Nguồn nhân lực: Hiện nay cán bộ lãnh đạo, viên chức làm việc ở bộ phận Đài truyền thanh huyện có trình độ và chuyên môn cơ bản đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ.

- Kinh phí hoạt động: 135 triệu/năm.

* Công tác sản xuất chương trình phát thanh:

- Bám sát chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ chính trị của huyện hằng năm, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao đã chỉ đạo, phân công các phóng viên của đài huyện bám sát địa bàn phụ trách nắm thông tin các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội… để kịp thời đưa tin, tuyên truyền trên sóng đài truyền thanh huyện, xã và trên sóng truyền hình TRT của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Công tác hỗ trợ nhuận bút viết tin, bài trong thời gian vừa qua luôn được quan tâm, hằng năm kinh phí để chi trả nhuận bút viết tin, bài khoảng 25 triệu đồng, qua đó tạo nguồn khích lệ cho cán bộ, viên chức và các cộng tác viên tham gia viết tin, bài, góp phần xây dựng nội dung chương trình phát thanh của đài huyện luôn được đa dạng và phong phú.

- Đài Truyền thanh huyện sản xuất chương trình phát thanh 01 tuần với 07 chương trình; công tác tiếp sóng và phát sóng 01 ngày 03 lần tương ứng với 03 buổi trong ngày, trong đó thời lượng tiếp và phát sóng vào buổi sáng và buổi chiều là 90 phút, buổi trưa 60 phút.

b) Hệ thống Đài truyền thanh cấp xã

* Nguồn lực:

- Hiện trạng cơ sở vật chất: Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị của Đài truyền thanh các xã, thị trấn cơ bản đảm bảo phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền. Hiện nay trên địa bàn huyện có 04 địa phương đang duy trì hệ thống phát thanh vô tuyến (thị trấn Sịa, xã Quảng Phú, xã Quảng Phước, Thành ) và 08 địa phương duy trì hệ thống phát thanh hữu tuyến (Quảng Thành, Quảng An, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Công, Quảng Ngạn). Đến nay trên địa bàn huyện có 293 cụm loa với 506 loa (trong đó: 87 cụm với 174 loa Vô tuyến, 206 cụm loa với 332 loa hữu tuyến), tỷ lệ phủ sóng phát thanh trong dân đạt khoảng 80%. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có xã Quảng Phú đã được đầu tư hệ thống đài truyền thanh thông minh ứng dụng CNTT, với 26 cụm thu, tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng, hệ thống hoạt động tương đối ổn định.

- Nguồn nhân lực: Hiện nay, cán bộ làm công tác Đài truyền thanh bao gồm: 01 cán bộ Lãnh đạo phụ trách, 01 công chức văn hóa - xã hội, 01 cán bộ bán chuyên trách; ngoài ra một số địa phương có cộng tác viên ở các thôn như: Quảng Thái.

- Kinh phí hoạt động: Kinh phí bố trí phục vụ hoạt động của Đài truyền thanh được HĐND xã, thị trấn phân bổ hằng năm là từ 16 đến 20 triệu đồng.

* Công tác tuyên truyền và xây dựng nội dung tin, bài:

- Thực hiện Quyết định số 29/2021/QĐ-UBND ngày 06/5/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động của Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện đã ban hành Công văn số 867/UBND ngày 08/06/2021 về việc thực hiện Quyết định số 29/2021/QĐ-UBND ngày 06/5/2021 về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; đến nay trên địa bàn huyện đã có 09 địa phương đã xây dựng Quy chế hoạt động Đài truyền thanh (03 đơn vị chưa xây dựng: Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Phước).

- Hoạt động tiếp và phát sóng truyền thanh của hệ thống Đài Truyền thanh các xã, thị trấn được thực hiện một cách thường xuyên, tần suất tiếp và phát sóng 02 buổi/ngày, thời lượng mỗi buổi tiếp và phát sóng là 60 phút. Ngoài ra, tùy vào tình hình để có thể tăng thời lượng phát sóng để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách kịp thời đến với nhân dân.

- Nội dung tuyên truyền của các địa phương đều thực hiện theo sự định hướng và chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện và của các ngành cấp trên. Nội dung chủ yếu là truyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và một số nội dung phản ánh về hoạt động của địa phương trong việc phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.

 c) Hạn chế, tồn tại

- Cán bộ làm công tác đài truyền thanh các xã, thị trấn còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt việc xây dựng các bản tin để tuyên truyền vẫn còn hạn chế về chất lượng cũng như số lượng;

- Cán bộ bố trí làm việc ở Đài truyền thanh xã, thị trấn thì không ổn định, tiền lương còn rất thấp.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đã xuống cấp, hư hỏng rất nhiều, tỷ lệ cụm loa đã hư hỏng không sử dụng được gần 35%. Đa số tại bộ phận Đài truyền thanh các xã, thị trấn chưa bố trí máy vi tính để làm việc.

- Kinh phí bố trí để hoạt động Đài truyền thanh là rất ít, chế độ phụ cấp làm công tác Đài truyền thanh cấp xã vẫn chưa được quan tâm.

- Tỷ lệ phủ sóng truyền thanh đến với nhân dân vẫn chưa đảm bảo, chính vì vậy làm ảnh hưởng đến việc nắm bắt thông tin thiếu kịp thời về các chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước của nhân dân.

3.2. Hoạt động Trang thông tin điện tử

a) Tình hình hoạt động

- Hoạt động Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, UBND các xã thị trấn trên địa bàn huyện đã được lãnh đạo của các cấp, các ngành, địa phương quan tâm. Văn phòng HĐND và UBND huyện và 11 xã, thị trấn đã ban hành Quy chế hoạt động Trang thông tin điện tử. Công tác cập nhật tin, bài viết về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đã được thực hiện khá thường xuyên, nội dung và hình thức khá phong phú, đa dạng.

- Việc xây dựng các chuyên mục về Cải cách hành chính, Thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử của các xã, thị trấn đã khai thực hiện nghiêm túc. Các chuyên mục thông tin trên Trang thông tin điện tử cơ bản đảm bảo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; đồng thời nâng cấp chức năng tương tác Trang thông tin điện tử theo hướng tiêu chí thông minh.

- Công tác cập nhập tin, bài lên trang thông tin điện tử đã được các cấp, các ngành quan tâm. Trong những năm gần đây, trang thông tin điện tử của các xã: Quảng Thái, Quảng An, Quảng Ngạn, Quảng Lợi luôn nằm trong tóp 10 của tỉnh về hoạt động có hiệu quả trang thông tin điện tử cấp xã.

b) Hạn chế, tồn tại

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, giữa các ban, hội, đoàn thể chính trị để xây dựng nội dung tin, bài vẫn chưa được quan tâm đúng mức và thiếu thường xuyên.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong việc xây dựng tin, bài vẫn còn nhiều hạn chế;

- Công tác cập nhật lịch công tác của lãnh đạo của các địa phương lên trang thông tin điện tử thiếu thường xuyên.

- Kinh phí bố trí để hỗ trợ hoạt động của Trang thông tin điện tử chưa được quan tâm, đặ biệt là về chế độ nhuận bút.

 II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

1. Đề nghị tiếp tục hỗ trợ mở các lớp tập huấn sử dụng các phần mềm và các lớp chuẩn CNTT cơ bản cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện; đồng thời quan tâm nâng cấp hệ thống mạng CPNET đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT trong công tác lãnh chỉ đạo và thực thi công vụ đạt hiệu quả cao.

2. Tăng cường hỗ trợ cho địa phương xây dựng hạ tầng hệ thống Đài truyền thanh thông minh, thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ phát thanh cho cán bộ làm đài ở các xã, thị trấn.

3. Quan tâm, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện hỗ trợ và chia sẽ về hạ tầng công nghệ thông tin, các dịch vụ đô thị thông minh để huyện triển khai xây dựng mô hình “Trung tâm giám sát, điều hành thông minh huyện” phát huy có hiệu quả.

4. Mở các lớp tấp huấn, hội nghị chuyên đề về chuyển đổi số để tạo chuyển biến nhận thức về công tác chuyển đổi số, xây dựng phát triển chính quyền số và dich vụ đô thị thông minh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân.

5. Cần quan tâm hơn đến công tác thi đua, khen thưởng cho cán bộ làm thông tin và truyền thông ở cơ sở, nhằm tạo động lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ mà ngành Thông tin và Truyền thông triển khai.

6. Quan tâm, hỗ trợ triển khai các dịch vụ đô thị thông minh đã triển khai tại Trung tâm IOC tỉnh phù hợp với huyện để triển khai ứng dụng tại Trung tâm giám sát, giám sát điều hành thông minh huyện, góp phần nâng cao hiệu lực, hiểu quả trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động phát triển kinh tê, xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023

1. Tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Kế hoạch truyển khai các nhiệm vụ trong tâm, cơ bản của chương trình, kế hoạch về chuyển đổi số của Trung ương và của tỉnh. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiến hành tham mưu xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch về triển khai công tác chuyển đổi số đảm bảo với các mục tiêu, chỉ tiêu của tỉnh đề ra, đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

2. Tiến hành rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp huyện, định kỳ theo quý tổ chức cuộc họp đánh giá công tác triển khai chuyển đổi số trên địa bàn huyện của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, tham gia đầy đủ các cuộc họp Ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp tỉnh.

3. Tăng cương tuyên truyền trên hệ thống trang thông tin điện tử huyện, hệ thống đài truyền thanh huyện và truyền thanh cấp xã các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác chuyển đổi số; đồng thời tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

4. Ban hành các chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ công trực tuyến, góp phần nâng cao công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi tham gia vào giao dịch các thủ tục hành chính.

5.Tiếp tục rà soát hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị địa phương, tại các Trung tâm hành chính công huyện và Bộ phận tiếp nhận trả kết quả hiện đại cấp xã để có giải pháp đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với tiến trình áp dụng các chương trình chuyển đổi số của tỉnh và của huyện trong thời gian tới; Đặc biệt, chỉ đạo các địa phương rà soát, đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất hệ thống đài truyền thanh cấp xã, theo hướng đầu tư hệ thống đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông.

6. Bố trí cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số và an toàn thông tin (cấp huyện) và Bố trị cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số, an toàn thông tin đảm bảo trình độ, năng lực; Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ phụ trách công nghệ thông tin cấp huyện, cấp xã và các thành viên trong Tổ công nghệ số cộng đồng nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng về công tác chuyển đổi số; Bên cạnh đó, tổ chức các hội nghị tập huấn, tuyên truyền người dân có kỹ năng sử dụng Hue-S, để tham gia các lớp học nâng cao kỹ năng số trong dân.

7. Tăng cường triển khai các hoạt động về xây dựng chính quyền số như: Xây dựng dữ liệu và số hóa dữ liệu chuyên ngành; tăng cương triển khai có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 , mức độ 4; tăng cường các cuộc hợp trực tuyến, hợp không giấy tờ; thực hiện công tác báo cáo số đảm bảo nội dung,  thời gian quy định của tỉnh và các sở ngành cấp trên; tăng cường cập nhật dữ liệu về các hoạt động chuyển đổi số lên kho dữ liệu dùng chung trên cổng dữ liệu mở tỉnh.

8. Tăng cường các hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế số: Triển khai hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn hyện chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt ví điện tử Hue-S; Hướng dẫn giúp doanh nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm dịch vụ lên các sàn thương mại điện tử, tối thiểu tham gia các sàn có định hướng Quốc gia và tỉnh bao gồm: Chợ Số, Postmart, Voso; chỉ đạo 100% cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện có sử dụng ví điện tử Hue-S để thanh toán các hoạt động như: điện, nước, viễn thông…;

9. Tăng cường các hoạt động thúc đẩy phát triển xã hội số: vận động, khuyến khích người dân tham gia vào cùng cơ quan nhà nước giải quyết vấn đề của địa phương với chính quyền thông qua Hue-S; vận động nhân dân đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua áp VneID; triển khai địa chỉ số đối với các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị; Vận động người dân trong độ tuổi lao động tạo tài khoản giao dịch ngân hàng và sử dụng Hue-S trong quá trình xử dụng ví điện tử.

10. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng tại Trung tâm giám sát điều hành thông minh tỉnh nhằm hướng đến triển khai các dịch vụ thông minh phục vụ cho nhu cầu thiết yếu trong hoạt động của đời sống xã hội.

 

Nguyễn Văn Bảo - CC Văn phòng - Thống kê xã
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 168.829
Truy cập hiện tại 151