Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
Hội, đoàn thể
UBND huyện, thị xã
BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Ngày cập nhật 19/09/2023

Để chủ động trong công tác phòng chống bệnh tay chân miệng cần nhận biết các dấu hiệu cụ thể như sau:

 

1. Bệnh Tay - chân - miệng là gì?

Tay - chân - miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em. Bệnh lây theo đường tiêu hoá và dễ phát triển thành dịch.

Bệnh do vi rút gây ra, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

2. Ai có thể mắc bệnh Tay - chân - miệng?

Bệnh Tay - chân - miệng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

3. Những biểu hiện chỉnh của bệnh Tay - chân - miệng?

Bệnh biểu hiện ban đầu bàng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi phỏng (bóng) nước.

Phỏng (bóng) nước trong miệng thường thấy ở lợi, lưõi và mặt trong của má. Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 - 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành phỏng (bóng) nước vỡ ra thành vết loét.

Phỏng (bóng) nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân...

4. Bệnh Tay - chân - miệng lây truyền như thể nào?

Bệnh lây trực tiếp từ người sang người:

- Qua trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, phỏng (bóng nước bị vỡ).

- Qua tiếp xúc giữa trẻ em với nhau hoặc tiếp súc với đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà... bị nhiễm vi rút.

- Qua đường tiêu hóa do ăn uổng phải thực phẩm chứa vi rút.

5. Cách phòng bệnh:

 

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh Tay - chân - miệng mọi người cân thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh.

- Người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay nhiều lần nhất là khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.

- Không cho trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.

- Cho trẻ ăn chín uống chín, dùng riêng thìa, bát.

- Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ.

- Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, đồ chơi, vận dụng của trẻ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.

6. Nên làm gì khi trẻ bị mắc bệnh?

- Khi thấy trẻ sốt và xuẩt hiện nốt phỏng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

- Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học, hạn chế tiếp xúc với trẻ khác.

- Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.

- Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn lỏng mềm như cháo, súp.

Nếu nghi ngờ mắc bệnh hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.

 

Quang Hoanh: CC Văn hoá - xã hội xã Quảng Phú
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 168.829
Truy cập hiện tại 181