Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
Hội, đoàn thể
UBND huyện, thị xã
Hội nghị triển khai kế hoạch phòng, chống bệnh khảm lá sắn trên địa bàn xã Quảng Phú
Ngày cập nhật 20/02/2020

Hiện nay, trên địa bàn huyện Quảng Điền bệnh khảm lá sắn đang gây hại với diện tích khoảng 29,7 ha tập trung ở các xã Quảng Phú, Quảng Vinh, Quảng Phước. Trong đó xã Quảng Phú có diện tích sắn nhiễm bệnh là 10,4 ha và tỷ lệ bệnh lên đến 90% chủ yếu ở các thôn Bác Vọng Đông, Bác Vọng Tây. Bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị và ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như năng suất và sản lượng. Theo dự báo bệnh có xu hướng lây lan nhanh trong thời gian tới. Để chủ động phòng chống bệnh khảm lá sắn kịp thời ngăn chặn sự lây lan trên địa địa bàn xã. UBND xã đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phòng chống bệnh khảm lá sắn trên địa bàn xã Quảng Phú do đồng chí Phan Thanh Phong- Phó chủ tịch UBND xã chủ trì.

Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Quang- Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, đồng chí Lê Quốc Khánh- HUV- Phó bí thư Đảng ủy xã, ông Trần Đình Nam- Chuyên viên Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, cùng các đồng chí đại diện BTV Đảng ủy, TT HĐND, UBND, UBMTTQVN xã, các đoàn thể xã, trưởng thôn, đội trưởng các đội sản xuất trên địa bàn xã.
Bệnh khảm lá sắn là bệnh do virus gây ra và được lam truyền qua môi giới là bọ phấn trắng và qua hom giống lấy từ cây bệnh, hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm, ít rễ. Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn và lây nhiễm từ khi cây sắn còn non. cây sắn nhiễm bệnh khảm lá thì bộ rễ kém phát triển, không phát triển củ, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng củ biện pháp tốt nhất là sử dụng hom giống sạch bệnh để trồng và tiêu hủy nguồn bệnh, môi giới truyền bệnh để hạn chế lây lan.
Kết luận tại hội nghị, đồng chí Phan Thanh Phong đề nghị: 
Đối với các vùng có diện tích sắn bị nhiễm bệnh: Kiên quyết tiêu hủy toàn bộ diện tích sắn bị nhiễm bệnh khám lá bằng cách đốt hoặc chôn lấp. Hướng dẫn nông dân nhổ bỏ cây sắn nhiễm bệnh để tiêu hủy bằng cách chất đống để đốt hoặc chôn lấp để tiêu hủy nguồn bệnh. Do cây lạc đã sinh trưởng phát triển tốt, ra hoa, đâm tia do vậy khuyến cáo người dân không nên trồng thêm các cây khác nhằm hạn chế sự ảnh hưởng đến cây lạc. Tuyên truyền, vận động người dân tuyệt đối không vận chuyển thân sắn, lá sắn ra khỏi vùng bị nhiễm bệnh và không được sử dụng thân sắn đã nhiễm bệnh để làm hom giống.
Đối với các vùng chưa phát hiện bệnh: Tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện sớm bệnh khảm lá sắn, thống kê, khoanh vùng diện tích nhiễm bệnh để có hướng tiêu hủy. Phun phòng trừ bọ phấn trắng bằng thuốc BVTV nhằm hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.
Đ/c Phan Thanh Phong- PCT UBND xã triển khai nội dung hội nghị
 
Đ/c Lê Quốc Khánh- HUV- Phó BT thường trực Đảng ủy xã phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
 
 
Đ/c Phan Thanh Phong- PCT UBND xã kết luận
Nguyễn Văn Bảo- CC. Địa chính
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 168.829
Truy cập hiện tại 5.322