Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
Hội, đoàn thể
UBND huyện, thị xã
KỸ THUẬT TRỒNG SEN LẤY HẠT
Ngày cập nhật 16/06/2023

Cây sen lấy hạt, tên khoa học: Nemlumbo nucifera Guerin. Hầu hết các bộ phận của cây sen đều sử dụng, hoa làm cảnh, hạt để ăn (làm mứt, nấu chè) làm thuốc, ngó sen làm rau có tính an thần, tim sen dùng làm trà, lá sen dùng trà, lá sen dùng để gói. Cây sen được trồng nhiều nơi. Chúng sống được ở các loại đất trũng (trừ các vùng khả năng trong mùa nắng bị nhiễm mặn). Tuy nhiên, khi trồng thâm canh, ruộ̣ng trồng cần được gia bờ bao hoàn chỉnh để khống chế, giữ được mức nước trong ruộng theo yêu cầu kỹ thuật của từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây.

I.  SƠ LƯỢC NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÂY SEN:

Sen có nguồn gốc ở Châu Á, xuất phát từ Ấn Độ (Makino, 1979), sau đó lan qua Trung Quốc và vùng Đông Bắc Úc Châu. Sen là loại thuỷ sinh được tiêu thụ mạnh khắp Châu Á. Lá, bông, hạt, củ đều là những bộ phận có thể ăn được. Riêng bông sen được sử dụng trong nhiều lễ hội ở các nước Châu Á. Tuy nhiên, củ sen lại có thị trường lớn nhất so với bộ phận khác của cây sen.

Sen là biểu tượng của sự thịnh vượng, thiêng liêng và bất tử của nhiều nền văn hoá ở các nước Châu Á. Hàng ngàn năm trước, bông sen là biểu tượng chính của nhiều tôn giáo ở Châu Á. Đạo phật xem bông sen là biểu tượng cao nhất của sự tinh khiết, hoà bình, từ bi và vĩnh hằng (William, 1998

Hoa sen là một trong những cây xuất hiện sớm nhất. Năm 1972, các nhà khảo cổ Trung  Quốc đã tìm thấy hoá thạch của hạt sen 5.000 tuổi ở tỉnh Vân Nam. Năm 1973, hạt sen 7.000 tuổi khác được tìm thấy ở tỉnh Chekiang (Wu_Han, 1978). Các nhà khảo cổ Nhật Bản cũng đã tìm thấy các hạt sen bị thiêu đốt ở trong hồ cổ sâu 6 m, ở tại Chiba, 1.200 năm tuổi (Iwao, 1986). Họ tin rằng có một số giống sen xuất phát từ Nhật Bản, nhưng sen lấy củ thì từ Trung Quốc (Takashashi, 1994). Một số giống sen Trung Quốc khi du nhâp sang Nhật Bản một thời gian mang tên Nhật như: Taihakubasu, Bennitenjo, Kunshikobasu, Sakurabasu và Tenjikubasu; cây sen trồng ở xã Tân Hội Trung hợp đồng với các công ty Đài Loan có nguồn gốc từ Campuchia.

II. VỊ TRÍ, GIÁ TRỊ CỦA CÂY SEN:

Sen là một trong những cây trồng giữ vai trò hết sức quan trọng trên địa bàn huyện
Cao Lãnh nói riêng, tỉnh Đồng Tháp nói chung. So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây sen với các cây trồng khác như lúa, bắp, đậu nành, 1 ha sen tăng khoảng 2 lần so với 1 ha lúa.
Cây sen đã thực sự đóng một vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đặc biệt ở các xã Tân Hội Trung, Mỹ Hội, Mỹ Thọ và Bình Hàng Trung, đồng thời góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nguồn lao động nhàn rỗi trong nông thôn.

Bảng 1: Giá trị dinh dưỡng của 100 g củ sen và hạt sen

Thành phần

Củ

Hạt

Muối

Tươi

Luộc

Tươi

Nước (g)

81,2

81,0

67,7

13,0

Năng lượng (kcal)

66,0

68,0

121,0

335,0

Năng lượng .(kj)

276,0

285,0

506,0

1402,0

Protein (g)

2,1

1,8

8,1

17,1

Chất béo (g)

0,0

0,0

0,2

1,9

Đường (g)

15,1

15,8

21,1

62,0

Chất xơ dễ tiêu. (g)

0,6

0,6

1,4

1,9

Calcium (mg)

18,0

17,6

95,0

190,0

Phosphorus (mg)

60,0

55,0

220,0

650,0

Sắt. (mg)

0,6

0,5

1,8

3,1

Natri (mg)

28,0

19,0

2,0

250,0

Kali (mg)

470,0

350,0

420,0

1100,0

Vit B 1 (mg)

0,09

0,07

0,19

0,26

Vit B 2 (mg)

0,02

0,01

0,08

0,10

Niacin (mg)

0,2

0,2

1,16

2,1

Vit C (mg)

55,0

37,0

0,0

0,0

IV. THỜI GIAN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY SEN:

- Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây sen dao động từ 4-5 tháng tuỳ thụôc vào việc sử dụng giống và thời gian lưu gốc:

- Nếu sử dụng giống bằng cây con gieo từ hạt thì thời gian từ nảy mầm đến khi thu hoạch là 5 tháng.

- Nếu sử dụng giống bằng ngó sen con thì thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch là 4 tháng.

V. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG CANH TÁC SEN:
5. 1. Kỹ thuật làm đất:

- Tuỳ theo điều kiện khí hậu và đất đai, mùa vụ để xác định phương pháp làm đất thích hợp.

- Tiêu chuẩn làm đất: Đảm bảo độ sâu thích hợp, nhuyễn bùn, phẳng và sạch cỏ dại.

- Kỹ thuật làm đất: trục xới đất thành một nền bùn dày khoảng 30 cm.   Cho nước vào ruộng khoảng 20 – 30 cm.

5.2. Thời vụ gieo trồng:

- Vụ Đông Xuân: Trồng vào tháng 12 đến tháng 1dương lịch

- Vụ Hè Thu: Trồng từ tháng 5 đến tháng 6 dương lịch

Trồng trên vùng đất có đê bao chống lũ triệt để, để tăng vụ.

5.3. Mật độ trồng:

- Mật độ (2.000 cây/ha):

+ Cây cách cây: 2 – 2,5 m

+ Hàng cách hàng: 2,5 – 3 m

5.4. Giống:

Cây sen hiện có 2 giống phổ biến: Giống dùng lấy hạt có kích thước thân, lá, hoa, gương to hơn, đặc biệt hoa có màu hồng sậm, dân gian thường gọi là “Sen Trâu”. Giống trồng lá ngó ngược lại, thân, lá, hoa, gương nhỏ hơn, hoa có màu hồng phấn. Do vậy, khi trồng cần chú ý chọn đúng giống.

Thường sử dụng ngó sen để làm giống rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây sen.

Cây sen giống đem trồng phải đạt tiêu chuẩn: Có 2 lá mập, khỏe, đường kính lá lớn của cây giống là 30cm, không để cây bị dập lá hay gãy cọng hoặc gãy thân ngầm (ngó). Các chỉ tiêu này liên quan chặt chẻ đến tỷ lệ sống của cây khi trồng. Nếu cây giống được chọn lọc và bảo quản tốt khi trồng tỷ lệ sống cao.

Nếu gieo hạt thì sau 7 ngày cây sen sẽ mọc, sau đó tách ra để trồng (Thời gian từ gieo hạt đến lấy giống để trồng là 23 ngày).

- Thời gian xuống giống 5 ngày sau khi làm đất tiến hành cấy giống xuống
5.5. Kỹ thuật bón phân:

- Yêu cầu bón đầy đủ, cân đối NPK đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng suốt trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây sen.

- Kỹ thuật làm cỏ sục bùn: Phải xới sâu kỹ, đều khắp, sạch cỏ dại ở giữa ruộng, trong gốc sen và xung quanh bờ.

- Tùy theo vùng đất có thể áp dụng công thức phân bón như sau: 180N - 100 P2O5 - 150 K2O + 500 kg vôi bột (Urê: 390kg; Lân: 560kg; Kaliclorua: 260kg )

Cách bón như sau:

+ Bón lót: 500kg vôi – 1/4N – 1/2 P2O5 – 1/4 K2O.

+ Bón thúc lần 1: 15 NST: 1/4N – 1/4 K2O. bằng cách sạ đều xung quanh cây con.

+ Bón thúc lần 2 : 30 NST: 1/4N – 1/2 P2O5 – 1/4 K2O.

+ Bón thúc lần 3:  45 NST: 1/4N – 1/4 K2O.

Bảng 2: Liều lượng phân bón và phương pháp bón cho 1 ha.

Loại phân

Bón lót (Kg)

 

Bón thúc (kg)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Phân Đạm urê

97,5

97,5

97,5

97,5

Phân Lân snung chảy

280

 

280

 

Phân Kali Clorua

65

65

65

65

Vôi bột

500

 

   
 

5.5. Tưới nước: Nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu được với cây sen, mực nước trong ruộng nên giữ ở mức từ 20 – 30 cm

5.6. Sâu bệnh hại:

5.6.1. Sâu hại:

1. Sâu ăn tạp Spodoptera litura:  thường xuất hiện và gây hại trong mùa nắng, chủ yếu ăn lá non đến trưởng thành. Sâu lớn nên dể thấy, ăn nhiều làm rách lá nên nông dân rất sợ và phun nhiều loại thuốc có độc tính cao để trị như: Lanate, Confidor. Tuy nhiên sâu có một số nhược điểm sau: sâu chỉ ăn rãi rác từng lá, phải vào bờ hóa nhộng, sâu sống tập trung nên dể trị bằng thuốc theo 4 đúng. Một số nông dân có kinh nghiệm trong lúc thu hái hoặc đi chăm sóc nếu phát hiện thì hái lá sen gói lại vùi xuống đất để giết sâu biện pháp này không tốn tiền hiệu quả rất cao.

2.  Bù lạch Scirtothrips dorsalis:

Bù lạch Scirtothrips dorsalis: xuất hiện suốt vụ thường có mật số rất cao trong mùa nắng, tấn công hầu hết trên các bộ phận còn non của cây nên gây hại nhiều đến năng suất. Triệu chứng dể thấy trên lá bị co rúm, làm giảm quang hợp, cuống bị chai sần và quăn queo, gương nhỏ và méo mó, hạt không chắc hoặc bị thoái hóa. Bù lạch có kích thước rất nhỏ có mật số rất cao nhiều khi lên đến 1000 con/lá và vòng đời ngắn khoảng 2 tuần lễ, nên rất khó cho nông dân phát hiện và trị dứt điểm. Do đó nhiều nông dân thâm canh đã phun thuốc liên tục trong suốt vụ.

Trứng → Ấu trùng → Tiền nhộng → Nhộng thật → Trưởng thành.

Ngoài ra một số đối tượng khác xuất hiện và gây hại trên cây sen như: dòi đục lá chỉ gây hại trên lá trải; Cào cào gây hại trên lá bông, gương; Rầy mềm gây hại trên lá, bông non; Ốc bươu vàng gây hại trên Ngó, lá mát; Chuột gây hại trên gương…

5.6.2. Bệnh hại:

Chủ yếu bệnh thán thư Colletotrichum sp. gây hại nặng nhất trên cây sen tấn công trên hầu hết các bộ phận của cây sen như:

- Trên lá:

Vết bệnh ban đầu là những đốm tròn nhỏ hoặc không có hình dạng nhất định, màu nâu nhạt dưới lá, sau chuyển sang màu nâu sậm có viền đỏ hặc quầng vàng lan rộng xung quanh. Vết bệnh điển hình và đặc trưng nhất để nhận biết và phân biệt là: Trên vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm hình xoáy trôn ốc( hình mạng nhện). Trên những vòng đồng tâm này là những chấm đen nhỏ li ti( bào tử) bằng đầu kim nhô lên

Nếu trời ẩm, trên vết bệnh thán thư còn xuất hiện một lớp mốc màu hồng. Khi gặp nắng, vết bệnh khô ròn và rách. Bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau và làm lá thối hỏng hoặc khô rụng.

- Trên thân:

Vết bệnh màu nâu xám, hơi lõm( hơi khuyết). Bệnh nặng, làm thân teo lại, cháy khô.

1. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh:

Nấm bệnh tồn tại trong đất trồng, hạt giống và tàn dư cây bệnh. Bệnh phát tán nhờ gió, mưa và côn trùng.

Thời tiết nóng ẩm( nhiệt độ dao động trên dưới 300C kèm theo mưa nhiều) là điều kiện thích hợp cho nấm phát sinh và gây hại cây trồng 

Trên những chân ruộng thoát nước kém hoặc bón phân không cân đối( bón thừa đạm) sẽ làm cho bệnh dễ phát sinh và gây hại nhiều hơn.

Thân lá cây trồng đặc biệt về đêm nếu đẫm sương, nhiều nước trên bề mặt hoặc trong thời tiết ẩm ướt kéo dài sẽ dễ làm nấm bệnh nảy mầm và tấn công.

2. Cách phòng trị hiệu quả:

Khi gặp thời tiết bất lợi (mưa kéo dài) cần bổ sung Kali trắng (K2SO4) và chế phẩm Hi- Canxi phun lên thân lá cây trồng để tăng khả năng chống đỡ bệnh cho cây. Đồng thời, phun thuốc phòng bệnh bằng các loại thuốc gốc đồng như Batocide 12WP, Coopper B, Boocdo 1%

Khi gặp thời tiết nắng nóng kéo dài, cây chậm phát triển thì không nên lạm dụng các chất kích thích sinh trưởng phun cho sen. Vì nếu sau đó gặp trời mưa, thân lá cây trồng rất mềm yếu và dễ rách nát, nấm sẽ tấn công dễ dàng.

Khi cây bị bệnh, cần hạn chế tưới nước và tuyệt đối không nên bón phân đạm hoặc các chế phẩm kích thích

Để trị bệnh thán thư có hiệu quả, nên sử dụng một trong các loại thuốc sau: CarbendazimAsana 2LOverAmis 300SCDizeb-M45 80WPTopsin M 70WPAmistar 250SCAntracol 70WP,Polyram 80DFScore 250ND, Benlate 50WWP, Derosal 60WP, Copper B, Sumi-eght…

7. Thu hoạch và bảo quản:

Là một trong những khâu quan trọng nhằm đảm bảo sản lượng và chất lượng của hạt sen.

* Thu hoạch:

- Từ khi ra hoa đến 25-27 ngày sau bắt đầu thu hoạch.
Tiêu chuẩn

+ Loại I: nhân trong vỏ sen cứng, đúng độ già, có tinh bột nhiều hạt nằm trong gương hơi lỏng, đầu núm hạt đen, đầu vỏ hạt có màu vàng nhạt (Màu vàng da cam), xung quanh vỏ hạt sen trong gương còn màu xanh tươi. Số lượng hạt chắc đạt từ 12 hạt trở lên.

+ Loại II: Tiêu chuẩn như loại I, chỉ khác số lượng hạt chắc đạt từ 5-11 hạt.
+ Loại II: Tiêu chuẩn như loại I, chỉ khác số lượng hạt chắc đạt dưới 5 hạt.

+ Không nên thu hoạch khi sen còn non hoặc để sen quá già mới thu hoạch làm giảm giá trị, không xuất khẩu được.

Thời gian hái:

Tuỳ thuộc vào thời tiết, trạng thái hạt sen non hay già mà có thời gian 1 lần thu hái dao động trong khoảng từ 3-5 ngày, khoảng cách giữa các lần thu hái là 1 ngày. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 40-50 ngày, sau đó cây sen tàn dần.

8. Bảo quản và chế biến:

Hiện nay các sản phẩm của sen như: hạt sen bóc vỏ lụa, loại bỏ tim sen đông lạnh xuất khẩu sang Đài Loan đây là chủ lực trong chế biến sản phẩm sen; chế biến nước hạt sen đóng chai; chế biến hạt sen đóng hộp; chế biến sản phẩm ăn liền từ hạt sen như sen luộc, sấy…

9. Lưu gốc:

- Sau khi thu hoạch xong tiến hành lưu gốc bằng cách trục đất theo băng, trục một đường với chiều rộng là 2 m, chừa lại 1 đường với chiều rộng là 0,8 m, rồi lại tiếp tục trục đến khi hết ruộng.

- Sau khi trục xong cho nước vào ruộng khoảng 20 cm; 10 ngày sau cây sen sẽ mọc lên tiếp tục chăm sóc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như ban đầu.

Hồng Lâm - Chủ tịch Hội Nông dân xã
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 168.829
Truy cập hiện tại 1.644