THÔNG TIN, PHỔ BIẾN, TUYÊN TRUYỀN VỀ VIỆC THỰC HIỆN TIẾP NHẬN, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ TRẢ KẾT QUẢ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Thông báo số /TB-UBND ngày /11/2019 của UBND huyện)
1. Căn cứ thực hiện:
a) Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
b) Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08 tháng 08 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
c) Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
2. Nguyên tắc tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả thủ tục hành chính (“4 tại chỗ”): Là nguyên tắc là đảm bảo việc tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả thủ tục hành chính được thực hiện ngay tại Trung tâm Hành chính công theo quy trình giải quyết áp dụng cho từng thủ tục hành chính cụ thể. Các thủ tục hành chính thực hiện theo nguyên tắc này phải do một hoặc một bộ phận cán bộ (tại Bộ phận Một cửa) được cử đến làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, các Trung tâm Hành chính công cấp huyện tiếp nhận, trực tiếp thẩm định hồ sơ hoặc trực tiếp tham gia việc thẩm định, trình phê duyệt hoặc phê duyệt hồ sơ. Nguyên tắc này vẫn tuân thủ quy định của pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính như xin ý kiến cơ quan liên quan, thẩm định trực tiếp tại thực địa, thành lập hội đồng, thủ tục liên thông… hoặc thủ tục thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh, Bộ, ngành Trung ương (nếu có). Như vậy, các thủ tục hành chính sẽ không đưa vào tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả thủ tục hành chính thuộc Các điểm a, b khoản 5 Điều 14 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP gồm: Thủ tục hành chính được tổ chức thực hiện lưu động theo quy định của pháp luật; Thủ tục hành chính có quy định tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết trực tiếp ngay tại thời điểm và địa điểm kiểm tra, 4 xem xét, đánh giá ngoài trụ sở Bộ phận Một cửa đối với đối tượng được kiểm tra, xem xét, đánh giá.
3. Lợi ích, hiệu quả: Việc tổ chức thực hiện tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả thủ tục hành chính tại các đơn vị có những điểm mới như sau:
- Việc thực hiện tại chỗ toàn bộ quy trình giải quyết thủ tục hành chính nhằm góp phần bảo đảm các thủ tục hành chính được giải quyết thuận tiện, nhanh chóng, cắt giảm chi phí, thời gian của công dân, tổ chức; các hoạt động giải quyết hồ sơ được thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, quan liêu. Có thể hiểu rằng thay vì “2 tại chỗ” chỉ tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa như mô hình đang thực hiện thì “4 tại chỗ” gồm tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả tại chỗ;
- Hồ sơ ngay trước khi tiếp nhận sẽ được kiểm tra thành phần, thẩm tra nội dung, tính pháp lý của hồ sơ rồi mới tiếp nhận hồ sơ. Trước đây, chỉ kiểm tra thành phần hồ sơ rồi tiếp nhận nên khi chuyển hồ sơ về giải quyết tại các cơ quan chuyên môn sẽ xảy ra các tình huống bổ sung hồ sơ, trả lại hồ sơ do không đủ điều kiện giải quyết làm tốn kém thời gian, chi phí, công sức của công dân, tổ chức;
- Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển, xử lý và áp dụng chữ ký số trên môi trường mạng, chủ động giải quyết thủ tục hành chính theo hướng linh hoạt, phù hợp quy định và sát thực tiễn, hiệu quả, công khai, minh bạch;
- In ấn, phê duyệt kết quả, phát hành kết quả thủ tục hành chính ngay tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
UBND HUYỆN QUẢNG ĐIỀN